Gai cột sống, còn gọi là thoái hóa cột sống, là bệnh lý xương khớp phổ biến. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu, gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ gây ra teo cơ, liệt, tàn phế. Vậy điều trị thoái hóa cột sống thế nào là đúng cách để đảm bảo chức năng vận động?
1.Gai cột sống là gì?
Gai cột sống (Thoái hóa cột sống) là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp. Biểu hiện là sự biến đổi về sụn khớp, hình thành gai xương, gây hẹp khe khớp, lệch trục cột sống ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động.
Thoái hóa cột sống ra nhiều đau nhức, tê bì, khó cử động cột sống. Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
2.Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Đau cổ gáy hoặc đau lưng âm ỉ, đau tăng khi cúi ngửa, đi lại nhiều, ngồi lâu. Các cơn đau ngày càng nặng, thời gian kéo dài hơn, kể cả khi nghỉ ngơi
Cứng khớp hoặc cúi ngửa cột sống khó khăn.
Dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức, tê bì lan ra cánh tay hoặc xuống mông chân
Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng. Rối loạn đại tiểu tiện, cong lệch cột sống, yếu cơ, teo cơ, thậm chí là tàn phế.
3.Điều trị gai cột sống thế nào là đúng cách?
Thoái hóa cột sống không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị, nhưng mục tiêu chung đều nhằm giảm đau, chống viêm, cải thiện tầm vận động khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.
3.1.Điều trị gai cột sống theo Tây y:
Sử dụng các thuốc giảm đau- chống viêm viêm không steroid (NSAID) như Meloxicam, Piroxicam, Diclophenac… cho tác dụng giảm đau nhanh, tức thì nhưng tác dụng không kéo dài, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl… Có tác dụng giảm đau nhức. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da…
Vitamin nhóm B có tác dụng hồi phục tổn thương rễ thần kinh bị chèn ép, giảm tê bì.
Các thuốc tác dụng chậm như glucosamine, collagen, acid hyaluronic kết hợp vật lý trị liệu như siêu âm, hồng ngoại, tuy nhiên chỉ có tác dụng làm chậm diễn biến bệnh. Nếu nặng sẽ tiêm nội khớp hoặc tiêm ngoài màng cứng bằng corticoid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, tiêm bổ sung dịch khớp
Phẫu thuật: Chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả, gây đau nhức, tê bì nhiều, liệt và yếu cơ, teo cơ.
3.2.Điều trị gai cột sống theo Đông y:
Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa khớp xảy ra do phong hàn thấp xâm nhập, kết hợp tạng thận suy giảm, khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không thông, gây đau nhức.
Để chữa trị, Đông y loại bỏ căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm giảm đau. Kèm theo tăng cường chức năng phủ tạng phòng ngừa tái phát. Sử dụng kết hợp liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng
Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, hiệu quả vững chắc và lâu dài. Đặc biệt phù hợp với mọi người bệnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, phải đun sắc nên nhiều người e ngại sử dụng.
4. VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- không còn đau nhức vì thoái hóa cột sống
Xuất phát từ sự đồng cảm với bệnh nhân bị thoái hóa khớp, cùng niềm say mê với tinh hoa y học dân tộc, PGS.TS Trần Văn Ơn cùng Dược sĩ tại Trường đại học dược Hà Nội đã tìm kiếm, nghiên cứu bài thuốc điều trị bệnh xương khớp hàng trăm năm của người Dao và bài thuốc Cao Hy thiêm (dược điển Việt Nam)
Vương thảo kiện cốt đi sâu vào loại bỏ căn nguyên gây bệnh, kết hợp thêm tái tạo cấu trúc xương, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng sưng đau khớp, viêm và tràn dịch khớp.
Tham khảo thêm tại: http://vuongthaokiencot.vn