Hy thiêm thảo

Đánh giá post

Hy thiêm (cây chó đẻ hoa vàng, cỏ đĩ) là vị thuốc nam quý. Dược liệu này có vị cay, đắng, tính hàn, độc ít, được dùng trong bài thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp, ho, cảm mạo và cao huyết áp.

cay co cuc heo tri ho
Hy thiêm còn gọi là cây chó đẻ hoa vàng, thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Tên gọi khác: Cứt lợn, hy tiên, cỏ đĩ, hồ cao, chó đẻ, nụ áo rìa, hồ cao, hy kiểm thảo, niêm hồ thái, chư cao, chó đẻ hoa vàng, lưỡi đồng,…

Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis

Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae).

1.Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Hy thiêm là cây thân thảo, sống hằng năm, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm. Thân và cành của cây có màu xanh lục, được phủ lông nhỏ màu trắng, có mùi hôi nhẹ. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình thoi mũi giác hoặc hình tam giác, rộng khoảng 3 – 6cm, dài 4 – 10cm. Mép lá có răng cưa nhưng không đều, mặt lá có 3 gân chính, mặt dưới có lông nhỏ.

cây thuốc hy thiêm thảo
Hoa cây hy thiêm mọc thành cụm, ở đầu ngọn, có màu vàng

Hoa mọc thành cụm, màu vàng. Quả bế, nhẵn, có hạt màu đen. Cây hy thiêm ra hoa vào tháng 4 – 5 và 8 – 9, kết quả vào tháng 6 – 10.

Phân bố:

Hy thiêm ưa mọc ở những nơi đất ẩm và giàu dinh dưỡng. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi nước ra như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang,…

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất.

Thu hái: Nên thu hái lúc cây sắp ra hoa.

Chế biến: Sau khi hái về, đem phơi âm can để giữ lại tinh dầu.

3. Thành phần hóa học

Hy thiêm có chứa orientin, daturosid, melampolid, darutigenol, alkaloid, 3,7-dimetylquercetin,…

Theo y học hiện đại: Tác dụng giãn mạch, ức chế miễn dịch, kháng viêm và hạ huyết áp.

4. Vị thuốc Hy thiêm trong y học cổ truyền:

1. Tính vị

Vị đắng, tính hàn, độc ít.

2. Qui kinh

Qui vào Can, Thận.

3. Công năng

Trừ phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, giải độc

4. Chủ trị

  • Trị chân tay tê dại, lưng gối mỏi, đau trong xương, can thận phong khí, cơ nhục tê khó khỏi, phong thấp sang (theo Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Chủ trị chứng ung nhọt sang độc, ngứa ngáy, dị ứng.
  • Bình can tiềm dương: chữa chứng đau đầu, hoa mắt, huyết áp cao.
  •  Giải độc,đắp ngoài    trị rắn cắn.

5. Liều dùng, cách dùng

Dùng hy thiêm ở dạng thuốc sắc, đắp ngoài, tán bột làm hoàn,… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 8-16g/ngày

6. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ hy thiêm thảo:

Hy thiêm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc, bao gồm bài thuốc trị ho, phong thấp, rắn cắn,…
  • Bài thuốc trị đau nhức xương, tê mỏi, phong thấp: Dùng bột hy thiêm 10 lượng, cao mềm hy thiêm 9 lượng, bột xuyên khung 2 lượng, bột thiên niên kiện 3 lượng. Đem tất cả trộn bột làm viên. Mỗi lần dùng 4 – 5 viên, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc trị lưng gối đau mỏi: Dùng ngưu tất 20g, lá lốt 10g, cỏ đĩ 50g, thổ phục linh 20g, đem tất cả sao vàng, tán bột. Mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Dùng ngưu tất 6g, hoàng cầm 6g, chi tử 4g, cỏ đĩ 8g, thảo quyết minh 6g, trạch tả 6g, long đởm thảo 4g. Đem sắc với 700ml nước còn lại 300ml, chia thành 2 lần uống hết trong ngày. Duy trì bài thuốc trong vòng 10 ngày.
  • Bài thuốc trị đau đầu cảm mạo: Dùng lục nguyệt sương 5 chỉ, thông bạch 2 chỉ, hy thiêm thảo 3 chỉ, tử tô 3 chỉ. Đem thuốc sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị rắn cắn, xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tấy: Dùng cỏ đĩ tươi, đem rửa sạch và giã nát rồi đắp lên da.

7. Kiêng kỵ

+Cấm dùng cho người không có phong thấp thuộc âm hư.

+Hy thiêm kỵ sắt.

Thông tin về dược liệu hy thiêm thảo trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này

Tham khảo thêm tại:

Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *