THOÁI HÓA KHỚP: GIẢM ĐAU THÔI CÓ ĐỦ?

Đánh giá post

Thoái hóa khớp là bệnh lý ngày càng phổ biến, không chỉ ở người già mà tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng. Biểu hiện sớm nhất là đau khi vận động nhiều, đau âm ỉ nên nhiều bệnh nhân tự ý dùng thuốc giảm đau bởi “uống vài viên là hết”. Vậy điều trị thoái hóa khớp chỉ cần giảm đau liệu đã đủ?

1.Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, diễn biến thầm lặng. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của sụn khớp, xương dưới sụn, tạo gai xương và hẹp khe khớp. Tổn thương tại khớp và bộ phận lân cận gây đau, cứng khớp, tê bì chân tay. Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và lao động.

2.Triệu chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gây nhứng cơn đau, tê bì…ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt
  • Đau khớp: Khi khớp hoạt động, đầu xương cọ trực tiếp do mất sụn kèm gai xương ở mặt khớp, gây các cơn đau. Ban đầu, người bệnh chỉ đau âm ỉ khi đứng ngồi quá lâu, nghỉ ngơi đỡ. Lâu dần, các cơn đau thường xuyên, kéo dài, đau dữ dội hơn, kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp, lục khục khớp khi cử động: Sụn khớp phá hủy gây giảm tiết dịch khớp. Đầu xương cọ vào nhau tạo tiếng lục khục.
  • Tê bì: Khe khớp hẹp kèm gai xương làm dây thần kinh bị chèn ép, gây viêm và tê bì. Chèn ép càng nhiều, đau và tê bì càng tăng. .
  • Viêm tràn dịch khớp: Do tổn thương bao hoạt dịch, gây tăng tiết dịch bất thường ở khớp. Khớp sưng to, rất đau, có thể kèm nóng đỏ, đi lại gập duỗi cực kì khó khăn.
  • Dính khớp, biến dạng khớp: Tình trạng viêm và hẹp khe khớp kéo dài, mặt khớp áp sát vào nhau. Lâu dần, xương phát triển mà gây dính khớp, biến dạng khớp.
  • Teo cơ, liệt, tàn phế: Nếu chèn ép thần kinh kéo dài sẽ gây yếu cơ, teo cơ. Thậm chí dây thần kinh không hồi phục dẫn đến liệt, tàn phế.

3.Điều trị thoái hóa khớp chỉ giảm đau liệu có đủ không?

Như đã phân tích ở trên, đau chỉ là một triệu chứng sớm và thường gặp của bệnh. Vì vậy, giảm đau chỉ là điều trị ngọn, điều trị triệu chứng. Nếu không điều trị  kết hợp giảm cứng khớp, giảm tê bì, ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng. Nguy cơ teo cơ, liệt hay tàn phế là điều không tránh khỏi

4.Điều trị thoái hóa khớp sao cho đúng?

Điều trị thoái hóa khớp phải kết hợp thuốc và tập luyện nhằm đảm bảo tầm vận động khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

4.1.Điều trị thoái hóa khớp theo Tây y

Sử dụng các thuốc giảm đau- chống viêm không steroid (NSAID) cho tác dụng giảm đau nhanh, tức thì nhưng tác dụng không kéo dài, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Chỉ dùng trong 7-14 ngày.

Thuốc giãn cơ tác dụng giảm đau nhức. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da…

Vitamin nhóm B có tác dụng hồi phục tổn thương rễ thần kinh bị chèn ép, giảm tê bì.

Các thuốc tác dụng chậm như glucosamine, collagen, acid hyaluronic kết hợp vật lý trị liệu như siêu âm, hồng ngoại làm chậm diễn biến bệnh. Nếu nặng sẽ tiêm nội khớp hoặc tiêm ngoài màng cứng bằng corticoid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, tiêm bổ sung dịch khớp 

Phẫu thuật: Chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả, gây đau nhức, tê bì nhiều, liệt và yếu cơ, teo cơ.

4.2.Điều trị theo Đông y:

       Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa khớp xảy ra do phong hàn thấp xâm nhập, kết hợp tạng thận suy giảm, khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không thông, gây đau nhức.

       Để chữa trị, Đông y loại bỏ căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm giảm đau. Kèm theo tăng cường chức năng phủ tạng phòng ngừa tái phát. Sử dụng kết hợp liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng

      Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, hiệu quả vững chắc và lâu dài. Đặc biệt phù hợp với mọi người bệnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, phải đun sắc nên nhiều người e ngại sử dụng.

5.VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT-  giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Xuất phát từ sự đồng cảm với bệnh nhân bị thoái hóa khớp, cùng niềm say mê với tinh hoa y học dân tộc, PGS.TS Trần Văn Ơn cùng Dược sĩ tại Trường đại học dược Hà Nội đã tìm kiếm, nghiên cứu bài thuốc điều trị bệnh xương khớp hàng trăm năm của người Dao và bài thuốc Cao Hy thiêm (dược điển Việt Nam)

Vương thảo kiện cốt đi sâu vào loại bỏ căn nguyên gây bệnh, kết hợp thêm tái tạo cấu trúc xương, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng sưng đau khớp, viêm và tràn dịch khớp.

Xem thêm tại đây

KHỚP GỐI KÊU LỤC KHỤC: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *