THOÁI HÓA KHỚP GỐI: ĐI BỘ TÔT HAY XẤU?

Đánh giá post

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, hình thành gai xương, giảm tiết dịch khớp. Vì vây, khớp kêu lục khục khi đi lại, cử động kèm theo đau nhức, tê bì. Với tình trạng tổn thương khớp gối như vậy, người bệnh có nên đi bộ hay không?

NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ NÊN ĐI BỘ KHÔNG?

Thoái hóa khớp gối có thể khiến khớp đau nhức, tê bì và khó chịu khi đi lại hoặc co duỗi. Do đó nhiều bệnh nhân thường có thói quen hạn chế vận động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này.

Tuy nhiên theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị bệnh xương khớp nên vận động thường xuyên. Vận động sẽ cải thiện hệ thống khớp và giảm mức độ tiến triển của quá trình thoái hóa.

Giai đoạn thoái hóa nhẹ và trung bình, đi bộ là cách rèn luyện xương khớp tốt. Đi bộ cường độ nhẹ nhàng, tác động trực tiếp đến khớp gối và sức khỏe toàn thân. Đi bộ đúng cách giúp kích thích khớp gối sản sinh dịch nhầy. Từ đó cải thiện khả năng và phạm vi chuyển động.

Tuy nhiên, thoái hóa khớp giai đoạn nặng, khớp sưng đau và phù nề nghiêm trọng.  Lúc này, người bệnh hạn chế đi bộ vì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, làm trầm trọng quá trình viêm, tràn dịch khớp….

3 LỢI ÍCH của ĐI BỘ đối với người bị thoái hóa khớp gối

  • Làm chậm quá trình thoái hóa:

Đặc biệt, đi bộ có thể duy trì một lượng dịch nhầy ổn định trong ổ khớp, từ đó giúp làm giảm ma sát lên sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

  • Ổn định cấu trúc khớp gối

Đi bộ thường xuyên giúp khớp được rèn luyện. Gân cơ tăng cường sức mạnh. Khớp dẻo dai và  duy trì tầm vận động khớp. Phòng ngừa biến chứng dính khớp.

Đi bộ đúng cách cải thiện tình trạng thoái hóa khớp và phòng tránh nhiều bệnh lý khác
  •  Hạn chế tình trạng thừa cân – béo phì

Kiểm soát cân nặng làm giảm áp lực lên sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Theo nghiên cứu, Thừa cân – béo phì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khớp cổ chân và vùng cột sống thắt lưng. Cân nặng vượt mức còn thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống thắt lưng, gout,…

  • Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tim mạch, tiểu đường…

Đi bộ thường xuyên và đúng cách làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng khả năng chứa khí ở phổi. Vì vậy, đi bộ làm hạn chế bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.

ĐI BỘ ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI

1 Nên đi bộ vào buổi sáng và buổi tối

Đi bộ vào buổi sáng giúp khởi động hệ thống xương khớp. Giảm hiện tượng đau nhức khớp gối trong ngày. Kích thích khả năng tập trung của não bộ khả năng hoạt động của các cơ quan
Đi bộ vào buổi tối  phòng ngừa cứng khớp, tê bì vào sáng hôm sau. Ngoài ra, vận động buổi tối giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, hạn chế khó ngủ.

2. Cường độ nhẹ nhàng, thời gian tối đa 20 phút

Với người khỏe mạnh, thời gian đi bộ có thể dao động từ 30 – 40 phút/ ngày. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, các chuyên gia chỉ khuyến khích đi bộ với cường độ nhẹ nhàng, thoải mái. Thời gian tối đa 20 phút và cần chủ động ngưng đi lại khi khớp phát sinh cơn đau.

Với những trường hợp không tuân thủ tốc độ và thời gian đi bộ, khớp có thể bị đau nhức, sưng viêm và tăng tốc độ thoái hóa.

Ngoài xây dựng một chế độ tập luyện và ăn uống khoa học, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giảm đau, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa. VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT bảo vệ sức khoẻ xương khớp gia đình bạn.

Hy vọng qua thông tin trên, bạn có thể biết mình có nên đi bộ hay không? Nếu cần tư vấn, hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0868126288 để được bác sĩ tư vấn.

Tìm hiểu thêm tại: http://www.vuongthaokiencot.vn/

Bài viết cùng chủ đề:

Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp gối

HIỂU ĐÚNG TRÀN DỊCH KHỚP GỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÚNG CÁCH

 

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *