Vương thảo kiện cốt, nỗi đau xương khớp không còn là “ám ảnh”

Đánh giá post
Vương thảo kiện cốt, nỗi đau xương khớp không còn là "ám ảnh"
Vương thảo kiện cốt, nỗi đau xương khớp không còn là “ám ảnh”

I. THỰC TRẠNG

Đau xương khớp là bệnh lý phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là ở vùng khí hậu nóng và ẩm như Việt Nam. Đây là một trong những bệnh lý chiếm tỷ lệ mất sức lao động hàng đầu hiện nay. Là hệ lụy của các sụn khớp bị bào mòn, thoái hóa theo thời gian và các đốt sống, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi. Vì thế, bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn trung niên từ tuổi 45 trở đi.

Hiện nay, tỷ lệ đau xương khớp ở giới trẻ đang tăng nhanh chóng do nhiều nguyên nhân tác động như ngồi nhiều, ít vận động,.. 

Các triệu chứng thường thấy nhất của bệnh đau xương khớp gồm: chân tay tê bì, đau vai… Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những hiệu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

1. Nguyên nhân

Có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức xương khớp là do bệnh và do các tác nhân cơ học bên ngoài. 

 Do các bệnh lý

Thoái hóa cột sống: 

Đây là giai đoạn các đốt sống bị tổn thương, bào mòn theo thời gian. Điều này gây ra các cơn đau tê liệt toàn thân. Đối tượng chủ yếu là người từ 35 tuổi trở lên.

Viêm khớp dạng thấp: 

Các khớp trong cơ thể bị viêm nhiễm sẽ tạo ra cơn đau nhức cho người bệnh nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Nếu không được điều trị kịp thời có thể  khiến sụn khớp bị biến dạng.

Thoát vị đĩa đệm: 

Chất nhầy trong bao xơ đĩa đệm chèn lên rễ thần kinh là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức xương khớp ở vùng cổ và lưng

Bệnh gút: 

Biến chứng ở bệnh gút khiến cho xương khớp không chỉ bị đau mà còn sưng tấy lên ở các bộ phận như tay, cổ chân, khớp gối. Các cơn đau này hay xuất hiện vào ban đêm.

Đau thần kinh tọa: 

Là cơn đau nhức dọc theo đường đi của thần kinh tọa khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển và làm việc.

Loãng xương: 

Là tình trạng xương bị yếu dần và mất khả năng đàn hồi. Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở cột sống lưng hoặc đùi

Lao xương khớp: 

Do vi trùng xâm nhập và tấn công sinh ra các cơn đau ở gối, cột sống. Các vị trí đau nhức này thường bị sưng tấy

Thừa cân, béo phì:

Khung xương không thể chịu đựng được khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép. 

Thay đổi thời tiết: 

Thông thường khi trời lạnh thì các cơ, gân, sụn khớp sẽ trở căng cứng hơn, mạch sẽ bị cơ lại khiến cho việc tuần hoàn bị máu bị cản trở đến sụn khớp.

 Do tác nhân cơ học khác

Làm việc và sinh hoạt sai tư thế: 

Đối với những ai hay phải lao động nặng, khuân vác nhiều hoặc ngồi sai tư thế thường xuyên là nguyên nhân xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp toàn thân.

Lười vận động: 

Xương khớp sẽ bị thiếu đi sự linh hoạt và đàn hồi nếu như bạn lười vận động. Thay vì chỉ ngồi im một chỗ khiến cho xương khớp bị tê mỏi thì hãy thay đổi thói quen bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Chấn thương: 

Các tác động bên ngoài như do tai nạn, làm việc quá sức, tập thể dục thể thao cũng khiến cho xương khớp bị đau nhức, gây ra các tổn thương cơ học ở những phần mềm xung quanh.

Ngủ không ngon giấc: 

Ngoài việc ngủ sai tư thế thì ngủ không đủ và không ngon giấc cũng khiến cho các cột sống, sụn khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các cơn đau sẽ xuất hiện vào ngày hôm sau. Do đó hãy cố gắng để cho giấc ngủ của bạn được sâu và ngủ đúng tư thế hơn.

2. Phân loại 

Các bệnh xương khớp rất đa dạng. Để thuận tiện cho việc chẩn đoán, Hội nghị nội khoa toàn quốc 5-1976 đã thông qua một bảng phân loại các bệnh khớp như sau:

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 

Nguyên tắc điều trị 

Thông thường thì một lộ trình điều trị bệnh cơ xương khớp thường trải qua đủ 3 giai

đoạn đó là tấn công, duy trì và phục hồi (củng cố). Cần phải điều trị đủ liệu trình:

– Giai đoạn điều trị tấn công: 

Mục đích của điều trị giai đoạn này là cắt giảm nhanh nhất những biểu hiện sưng đau khớp hay viêm khớp. Bệnh nhân bị bệnh cơ xương khớp có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm (corticoid, NSAIDs) hay thuốc giảm đau opioids hoặc cũng có thể là thuốc điều trị triệu chứng khác có liên quan. Ở những bệnh nhân đau phức tạp, bác sĩ thường sử dụng các phác đồ thuốc điều trị đau đa mô thức.

Tuy nhiên các loại thuốc điều trị trong giai đoạn này không nên lạm dụng uống trong thời gian dài vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân như tích nước, phù nề hay suy giảm hệ miễn dịch, viêm loét dạ dày, hoặc ảnh hưởng tim mạch.

– Giai đoạn điều trị duy trì và phục hồi củng cố: 

Mục đích của giai đoạn điều trị bệnh cơ xương khớp này là giúp tình trạng của bệnh nhân giảm xuống hoặc ít nhất là không tiến triển nặng hơn. Bệnh cơ xương khớp là loại bệnh thường tiến triển mãn tính và dễ tái phát.

Vì vậy mà việc phòng và phục hồi cho những cơ quan xương khớp bị tổn thương là rất quan trọng. Phương pháp phục hồi thường dùng là vật lý trị liệu, và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.

1. Liệu pháp điều trị dùng thuốc

Các nhóm thuốc sử dụng để trị các bệnh cơ xương khớp nói chung được chia làm 2 nhóm chính:

Nhóm thuốc chữa bệnh chủ lực – gồm những nhóm thuốc làm ức chế các triệu chứng được dùng cho hầu hết các dạng bệnh xương khớp, như nhóm giảm đau và chống viêm; nhóm thuốc thứ yếu hoặc thuốc chống thấp cải biến bệnh (DMARD) – gồm những thuốc có thể thực sự làm chậm tiến triển bệnh.

Trong thực hành lâm sàng, các loại thuốc thường được sử dụng như:

– Thuốc giảm đau, chống viêm: 

Với bệnh nhân Viêm khớp việc đầu tiên là phải giảm cơn đau bằng các thuốc giảm đau. Thông thường là các thuốc như paracetamol, ibuprofen,… khi mức độ đau nhẹ đến vừa, các thuốc này ít tác dụng phụ, tuy nhiên khi sử dụng nhiều sẽ giảm hiệu quả do quen thuốc. Sử dụng lâu có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Với bệnh nhân có viêm nặng (biểu hiện sưng, nóng, có dịch,…) thì các thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bệnh nhân phải sử dụng corticoid để giảm nhanh triệu chứng viêm.

Tuy nhiên, corticoid cũng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, nó ức chế miễn dịch giúp hiện tượng viêm giảm nhanh, từ đó giảm đau nhanh, nhưng đi kèm với đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn (ho, sốt, nhiễm khuẩn toàn thân…). Trừ viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là bệnh lý bắt buộc điều trị bằng corticoid, các trường hợp khác không nên lạm dụng thuốc do để lại nhiều hậu quả như loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, phù nề, hội chứng Cushing,… Với nhiều bệnh lý không có khả năng chữa khỏi như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… thì giảm đau là một trong các thuốc điều trị suốt đời.

– Thuốc kháng sinh: 

Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm khớp có nhiễm khuẩn (có mủ). Tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp cho bệnh nhân. Các trường hợp viêm khớp khác không được tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Chú ý rằng một số thuốc kháng sinh như procainamide, hydralazine, minocycline, diltiazem, penicillamine, INH, quinidine, methyldopa…dễ gây mẫn cảm và phản ứng phụ.

– Thuốc ức chế miễn dịch:

 Đây là nhóm thuốc dùng cho các bệnh viêm khớp có liên quan cơ chế miễn dịch như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, gút ( Điều trị ngắn ngày hoặc tiêm trực tiếp vào khớp). 

Thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh viêm khớp có 2 nhóm chính là corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch kinh điển như methotrexat. 

Các thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm toàn thân nên chỉ sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng phổ biến nhất hiện nay là các thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau, chống viêm như NSAIDs và các corticosteroid. Các NSAIDs thường được chỉ định ở đau từ nhẹ đến vừa và dùng đường uống trong khi các corticoid thường được chỉ định trong đau nặng và dùng tiêm trực tiếp vào ổ khớp.

Tuy nhiên, cả corticoid và NSAIDs đều gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên dạ dày như viêm, loét và có thể xuất huyết tiêu hóa do ức chế tổng hợp prostaglandin (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm giảm bài tiết chất nhầy và bicarbonat, giảm tưới máu dạ dày tạo điều kiện cho HCl và pepsin tấn công gây loét dạ dày. Nên bệnh nhân luôn cần phải khám bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp và được theo dõi, xử trí kịp thời các tác dụng phụ của thuốc.

2. Liệu pháp điều trị không dùng thuốc

– Vật lý trị liệu: 

Mục đích nhằm giúp cho các khớp bớt đau nhức và chuyển động trơn tru. Chuyên viên vật lý trị liệu có thể xây dựng một chương trình tập luyện phù hợp với nhu cầu của bạn, họ cũng có thể sử dụng các kĩ thuật như xoa bóp, siêu âm, điện kích thích thần kinh qua da (TENS), thủy liệu pháp, cùng các liệu pháp dùng nhiệt và hơi lạnh giúp kiểm soát cơn đau.

– Các can thiệp giảm đau (tiêm khớp, phong bế dây thần kinh…): 

Được chỉ định đối với các bệnh nhân điều trị thuốc không có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả không cao. Các can thiệp này được thực hiện dưới sự dẫn đường của siêu âm hoặc máy chụp X quang để định vị vị trí chính xác của kim và đưa thuốc vào trực tiếp vị trí khớp hoặc dây thần kinh đang bị chèn ép.

Đây là một thủ thuật đơn giản, hiệu quả điều trị tốt, diễn ra trong thời gian ngắn (15-20 phút) và sau thủ thuật bệnh nhân có thể ra về được. Hiện nay ngoài các chế phẩm thuốc tiêm khớp ra, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cũng được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm trong kiểm soát đau khớp và tác dụng lâu dài. Tuy nhiên để thực hiện các kỹ thuật trên, cần có các chuyên gia để khám và định vị tổn thương cần tiêm thuốc cũng như có kinh nghiệm về kiểm soát đau.

– Phẫu thuật:

 Liệu pháp này phù hợp nhất với những người bị bệnh thấp khớp và bệnh viêm xương khớp trầm trọng, và thường ít được dùng đối với những người bị viêm cứng đốt sống và viêm khớp vảy nến.

3. Điều trị xương khớp theo quan điểm y học cổ truyền

Từ lâu, người Việt đã sử dụng thuốc cổ truyền trong điều trị bệnh lý xương khớp. Trong 216 bài thuốc điều trị xương khớp dùng trong Y học cổ truyền thì có đến 244 vị thuốc từ thực vật, 18 vị từ động vật, và 7 vị thuốc có nguồn gốc khoáng sản được sử dụng.

Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được trải nghiệm lâu đời. Bên cạnh các vị thuốc hay được mọi người sử dụng như: nấm linh chi, nhân sâm, lộc nhung, hoàng kỳ, ba kích … Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Và các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều sẽ bị đào thải.
Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vị thuốc này có tác hại rất thấp hoặc không có, có tác dụng tương đối bình hòa: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của những vị thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP TỪ TRI THỨC BẢN ĐỊA

Các bài thuốc điều trị xương khớp từ tri thức bản địa không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng lại âm dương. Ngoài công dụng chính là chữa những bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được những căn bệnh cấp tính, nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà nền y học hiện nay cũng chưa thể giải thích được. Đây cũng là câu chuyện chung của các bài thuốc điều trị xương khớp hiện nay.

Với nền hóa dược phát triển như hiện nay, đi kèm với những thành tựu lớn lao, nhưng cũng tồn tại song song nhiều bất cập, khiến cho mọi người có xu hướng quay lại với các bài thuốc từ nguồn thảo dược thiên nhiên. Chính điều đó làm cho các nước trên thế giới đều muốn nền y học cổ truyền của mình phát triển hơn. Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng đều có nguồn gốc từ những loại thảo dược thiên nhiên cũng đang dần được mọi người ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của các bài thuốc cổ truyền là khi sử dụng thì rất vất vả, không tiện dùng. Nguồn dược liệu sử dụng trong sản xuất công nghiệp chất lượng khó kiểm soát (đặc biệt về nguồn gốc), do phần nhiều phụ thuộc vào Trung Quốc, chỉ số ít dược liệu có nguồn gốc Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm từ tri thức dân tộc, áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và chuẩn hóa đầu vào, là rất cần thiết. Các bài thuốc được bào chế sẵn hay thuốc có dạng viên hoàn, viên nang có nguồn gốc thảo dược mang lại sự tiện dụng cho người dùng.

Thấu hiểu nỗi đau của bệnh nhân xương khớp, cùng với những vốn tri thức thảo dược tích lũy hơn 30 năm. PGS.TS Trần Văn Ơn – Nguyên trưởng Bộ môn Thực vật Trường Đại Học Dược Hà Nội quyết tâm theo đuổi nghiên cứu các dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp nhưng an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc tây gây ra.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương thảo kiện cốt được chuyển giao từ đề tài khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn. Sản phẩm được nghiên cứu từ các thảo dược có tác dụng giảm đau tự nhiên, hồi phục xương khớp, chống thoái hóa đã được sử dụng hàng ngàn năm nay.

Đây cũng là lần đầu tiên sản phẩm ứng dụng dược liệu Củ Dòm – một thảo dược rất quý được chứng minh tác dụng vừa giảm đau, vừa bảo vệ dạ dày giúp bệnh nhân xương khớp yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. ( Sản phẩm đã được kiểm nghiệm không chứa Corticoid)

Cách đặt mua Vương Thảo Kiện Cốt

Có thể mua Vương Thảo Kiện Cốt chính hãng tại các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua online bằng cách click vào nút đặt mua và hoàn thành form mua hàng.

Đặt mua Vương Thảo Kiện Cốt – Giao hàng toàn quốc

 

Đặt Vương Thảo Kiện Cốt giao tận nơi MIỄN PHÍ SHIP. 

Gọi ngay hotline: 0868 126 288 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *