Xét nghiệm Acid Uric là gì? Ý nghĩa nồng độ Acid uric trong máu với sức khỏe

Đánh giá post

Xét nghiệm Acid Uric có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh Gout. Ngoài ra, định lượng Acid Uric trong máu có thể hỗ trợ chẩn đoán sỏi thận và các rối loạn chức năng thận.

Chỉ số Acid uric máu giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh Gout và một số bệnh lý khác

1.Xét nghiệm Acid Uric là gì?

Acid Uric là một axit hữu cơ được sản xuất trong quá trình chuyển hóa nhân Purin có trong có loại thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày. Nhân Purin có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ đậm như thịt bò, hải sản,….bia

.Hầu hết Axit Uric được hòa tan trong máu, lọc qua thận và thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều Axit Uric hoặc không thể lọc hết axit sẽ dẫn đến tăng axit uric máu. Điều này có thể dẫn đến một số rối loạn và bệnh lý trong cơ thể.

Xét nghiệm chỉ số Acid Uric  huyết thanh, là xác định lượng Acid Uric có trong máu. Từ đó người bệnh có thể điều chỉnh lại nồng độ axit hoặc có biện pháp điều trị các bệnh lý liên quan kịp lúc.

2.Một số điều cần biết về định lượng Acid Uric

Thông thường, xét nghiệm Acid Uric rất đơn giản và không có quá nhiều yêu cầu ở người bệnh. Tuy nhiên, để việc xét nghiệm diễn ra thuận lợi, người bệnh nên tham khảo một số thông tin như:

2.1. Mục đích xét nghiệm Acid Uric máu

Thông thường các xét nghiệm lượng Acid Uric trong máu được chỉ định để:

  • Chẩn đoán và theo dõi tình trạng của bệnh nhân Gout.
  • Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị hóa trị hoặc xạ trị.
  • Kiểm tra các nguyên nhân gây sỏi thận.
  • Chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng thận.
Xét nghiệm acid uric khi nghi ngờ bệnh Gout

2.2. Lưu ý gì trước khi xét nghiệm Acid Uric?

Để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, trước khi tiến hành người bệnh nên:

    • Không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi thử nghiệm.
    • Không sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hoặc bất cứ sản phẩm thảo dược nào khác, trừ khi nhận được chỉ định, yêu cầu của bác sĩ.
    • Không uống thức uống có cồn hoặc bất cứ chất kích nào nào trong 8 giờ trước xét nghiệm.

3.Chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Nồng độ Acid Uric trong máu được đo bằng đơn vị umol/L (micromol /lit). Chỉ số này thường thay đổi phụ thuộc vào giới tính của người bệnh. Thông thường, chỉ số Acid Uric bình thường là:

  • Đối với phụ nữ: 150 – 350 umol/L.
  • Đối với nam giới: 210 – 420 umol/L.

Tuy nhiên, đôi khi kết quả xét nghiệm có thể thay đổi phụ thuộc vào địa điểm xét nghiệm. Do đó, hãy chọn nơi thực hiện xét nghiệm uy tín và an toàn.

3.1. Kết quả xét nghiệm Acid Uric cao

Nếu nồng độ Acid Uric cao hơn mức bình thường có thể cho thấy cơ thể tạo ra quá nhiều Acid Uric hoặc thận không hoạt động đúng cách. Do đó, chỉ số Acid Uric cao có thể báo hiệu một số bệnh sau:

  • Bệnh Gout hoặc viêm  khớp cấp tính có liên quan đến bệnh Gout.
  • Bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, quá nhiều Purin.
  • Rối loạn chức năng thận, sỏi thận, suy thận cấp.
  • Rối loạn tủy xương (có thể liên quan đến các bệnh bạch cầu)
  • Ung thư di căn.

3.2. Chỉ số xét nghiệm Acid Uric thấp

Bên cạnh việc tăng Acid Uric trong máu, đôi khi một số trường hợp, người bệnh có thể có nồng độ Acid Uric thấp. Điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bao gồm:

  • Bệnh Wilson, là một bệnh lý di truyền khiến đông tích tụ nhiều trong các mô của cơ thể.
  • Hội chứng Fanconi, là một hội chứng rối loạn thận hiếm gặp gây ảnh hưởng đến các ống lọc của thận.
  •  Rối loạn gan, có bệnh về gan hoặc thận.
  • Chế độ ăn uống thiếu Purin.

Kết quả xét nghiệm chỉ số Acid Uric máu có thể giúp bác sĩ xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm nước tiểu hoặc kiểm tra các tinh thể bạch cầu trong nước tiểu.

Trên thực tế, việc kiểm tra chỉ số  Acid Uric máu có thể phòng ngừa nguy cơ thừa hoặc thiếu Acid Uric. Do đó, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm định kỳ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để có biện pháp cải thiện hợp lý.

Xem  thêm tại http://bachkhoaxuongkhop.vn

GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐIỀU TRỊ GOUT CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *