Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đánh giá post

1.Bệnh Gout là gì?

Gout, y học cổ truyền gọi là Thống phong, là một bệnh rồi loạn chuyển hóa trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường là khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, cổ chân, cổ tay và đặc biệt là ngón chân cái.

 Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

2.Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh Gout:

Gout nguyên phát: chiếm 95% trường hợp, chưa rõ nguyên nhân.

Theo nghiên cứu, chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân Purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Gout thứ phát: do các bệnh lý làm tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric ở thận như:

  • Các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền)
  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao…

3. Đối tượng nào hay mắc bệnh Gout

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Thừa cân, béo phì
  • Gia đình có người từng bị gout
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

4. Triệu chứng của bênh Gout

Gout gây các cơn đau khớp dữ dội, sưng nóng đỏ ở khớp ngón chân cái

Triệu chứng chính bao gồm:

  • Sưng nóng đỏ đau các khớp: Cơn đau thường khởi phát ban đêm, đau dữ dội, sưng đỏ, da xung quanh nóng. Khớp viêm thường gặp nhất là khớp ngón chân cái. Đợt viêm thường khỏi sau 2 tuần, đáp ứng điều trị tốt với Colchicine
  • Hạt tophi trắng, cứng, không đau ở bề mặt khớp
  • Xét nghiệm thường có tăng acid uric.

5. Chẩn đoán 

Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%)

1.Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi.

2. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
  • Có nốt tophi
  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ)

6. Điều trị Gout như thế nào?

Nguyên tắc điều trị gout

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.
  • Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.

Điều trị cụ thể

Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Đông y điều trị Gout tùy theo từng thể bệnh. Y học cổ truyền có nhiều loại thảo dược quý có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu như trạch tả, hoàng bá, hoàng liên, hy thiêm, củ dòm, bổ cốt toái….

Muốn điều trị dứt điểm bệnh gout, người bệnh cần đi theo một lộ trình khoa học, giải quyết triệt để căn nguyên của bệnh. Vì thế, chữa bệnh gout bằng thuốc Đông y đang là hướng điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì vừa đảm bảo an toàn hiệu quả triệt để.

Tham khảo thêm tại http://vuongthaokiencot.vn

Xét nghiệm Acid Uric là gì? Ý nghĩa nồng độ Acid uric trong máu với sức khỏe

GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐIỀU TRỊ GOUT CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *