GLUCOSAMIN- Tác dụng và cách sử dụng

Đánh giá post

Glucosamine là một loại đường tự nhiên được tìm thấy mô đệm của khớp. Đây là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamine đang được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hay thứ phát, viêm khớp cấp hay mạn tính và một số bệnh lý khác.

 1. Glucosamin là gì?

Glucosamin là một amino – mono – saccharid có nguồn gốc nội sinh.  Là thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamin được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó giảm đi theo tuổi tác. Glucosamin trên thị truờng có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật biển và có 3 dạng glucosamin dùng trong điều trị là glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-Acetylglucosamin, trong đó dạng muối sulfat được cho là có hiệu quả nhất. Glucosamine đã được sử dụng trong y học để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.

Glucosamin giúp tham gia tổng hợp sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

2. Tác dụng của Glucosamin

Glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp. Khi vào trong cơ thể, nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp.

Glusamine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn.

Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamine làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp.

Vì thế glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái khớp (đau, khó vận động) mà còn làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

3. Chỉ định:

Tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp, thoái khớp nguyên phát và thứ phát như thoái hóa khớp gối, háng tay, ,thoái hóa cột sống, vai, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương teo khớp, viêm khớp mãn và cấp.

4. Chống chỉ định

Dị ứng với glucosamin

5. Liều dùng:

5. Liều dùng thuốc glucosamine cho người lớn là gì?

Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày. Glucosamine bổ sung được lấy từ các nguồn tự nhiên – chẳng hạn như vỏ sò hoặc nấm – hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Glucosamine bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả lớn nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.

Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

6. Tác dụng phụ của glucosamine là gì?

Đa phần tác dụng nhẹ và thoáng qua.

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Chứng ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Phát ban

Ngoài ra, glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

7. Đối tượng nào cần thận trọng khi sử dụng Glucosamine

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Xem thêm:

Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp gối

5 ĐIỀU NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI PHẢI CHÚ Ý NẾU KHÔNG MUỐN BỆNH NẶNG THÊM

 

 

 

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *