NGŨ GIA BÌ

Đánh giá post

Vỏ của cây Ngũ gia bì được thu hái làm thuốc,  áp dụng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, suy nhược, kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm,…

Tên gọi khác: Cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,…

Tên khoa học: Schefflera Octophylla

Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

1.Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây sâm nam được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Lá kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.

Cây Ngũ gia bì chân chim được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc

Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.

Phân bố:

Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc.

Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Vỏ thân

Thu hái: Chỉ thu hái ở những cây trên 10 năm tuổi. Sau đó tiến hành bóc vỏ cây. Nếu bóc vỏ không đúng cách, cây có thể bị chết.

Chế biến: Đem thái mỏng, rồi sao hoặc phơi khô.

3. Thành phần hóa học

Vỏ thân của cây có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong đó vỏ ở rễ và cành có chứa saponin triterpene.

4. Vị thuốc Ngũ gia bì trong y học cổ truyền:

1. Tính vị

Vị cay, tính ấm

2. Qui kinh

Qui vào Can, Thận.

3. Công năng

Trừ phong thấp, mạnh gân xương.

4. Chủ trị

  • Chữa các bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp, chân tay co quắp.
  • Bổ dưỡng khí huyết: Dùng khi suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi
  • Kiện tỳ cố thận: dùng khi cơ nhục teo nhẽo, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng
  • Lợi tiểu, tiêu phù thũng
  • Giảm đau, dùng trong sang chấn, gãy xương

5. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,…Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 6-12g/ngày

6. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ Ngũ gia bì:

Ngũ gia bì được ứng dụng trong nhiều bài thuốc, bao gồm bài thuốc trị ho, phong thấp, đau nhức xương khớp…
  • Bài thuốc trị đau nhức xương, tê mỏi, phong thấp: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít. Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.
  • Bài thuốc trị lưng gối đau mỏi: Liên nhục, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g. Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà. Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.
  • Bài thuốc trị thấp khớp: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
  • Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược: Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g. Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.

7. Kiêng kỵ

+Cấm dùng cho người không có phong thấp thuộc âm hư.

Thông tin về dược liệu Ngũ gia bì trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này

Tham khảo thêm tại:  http://vuongthaokiencot.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt

Hy thiêm thảo– Vị thuốc quý ngay vườn nhà

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *