ĐƯƠNG QUY

Đánh giá post

Đương quy là một trong những dược liệu quý có tác dụng dược lý rất đa dạng. Đây là vị thuốc đã được các nhà y học phương Đông công nhận và tôn vinh là thần dược của phụ nữ. Điển hình như trị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, đau nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt…

Tên gọi khác: Xuyên quy, Vân quy, Tần quy

Tên khoa học: Radix Angelicae Sinensis.

Tiếng Trung: 当归

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

1.Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân cây có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc.

Lá mọc so le nhau và xẻ lông chim 3 lần, phần gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.

Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm

Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây. Nhị hoa dài và có đầu tròn. Quả bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả ở vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Toàn thân của cây có mùi thơm rất đặc biệt.

Phân bố:

Đương quy được sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc, cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát.

Ở Việt Nam Đương quy được trồng vào đầu những năm 60. Hiện nay cây được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như: Đà Lạt (Lâm Đồng).

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ.

Cả rễ chính và rễ phụ gọi là toàn quy.

Rễ chính là quy đầu

Rễ phụ là quy vĩ

Thu hái: Chỉ thu hái khi dược liệu trồng được 3 tuổi trở lên. Nên thu hái vào cuối thu, lúc rễ có nhiều dưỡng chất nhất.

Chế biến: Sau khi hái về, đem phơi âm can để giữ lại tinh dầu.

3. Thành phần hóa học

Đương quy có nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe:

+ Acid hữu cơ, Coumarin. Một số nguyên tố vi lượng khác: Nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie…

+ Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B1,B12,E, Acid amin, Polysacarid, Sterol

Theo y học hiện đại: Tác dụng giãn mạch, ức chế miễn dịch, kháng viêm và hạ huyết áp.

4. Vị thuốc Đương quy trong y học cổ truyền:

1. Tính vị

Vị ngọt , cay, tính ấm

2. Qui kinh

Qui kinh Tâm, Can, Tỳ

3. Công năng

Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Trong đó:

  • Toàn quy bổ huyết, hoạt huyết.
  • Quy đầu: Bổ huyết
  • Quy vĩ: Hoạt huyết

4. Chủ trị

  • Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh (là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ)
  • Chữa thiếu máu, các bệnh thai tiền sản hậu
  • Chữa chấn thương ứ huyết, chân tay đau nhức và lạnh, đau bụng do ruột co bóp mạnh (làm giãn cơ trơn)
  • Tẩm rượu sao trị táo bón, băng huyết

5. Liều dùng, cách dùng

Dùng Đương quy ở dạng thuốc sắc, đắp ngoài, tán bột làm hoàn, ngâm rượu… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 8-12g/ngày

6. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ Đương quy:

Đương quy được ứng dụng đặc biệt trong điều trị rối loạn kinh nguyêt ở phụ nữ, bồi bổ cho người khí huyết hư nhược…
  • Bài thuốc trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, lượng ít: Đương quy 12g, Thục địa 12g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc trị rong kinh, rong huyết không dứt ở phụ nữ:  12g đương quy, 16g bạch thược, 12g sinh địa, 8g xuyên khung, 8g a giao, 8g cam thảo, 8g ngải diệp. Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.
  • Bài thuốc chữa táo bón, huyết nhiệt: 4g đương quy, 4g thục địa, 4g đại hoàng, 4g cam thảo, 4g đào nhân, 3g sinh địa, 3g thăng ma và 1g hồng hoa. Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.
  • Bài thuốc chữa gầy yếu, sốt về chiều, thiếu máu: 20g đương quy, 40g thục địa, 12g nhân sâm, 8g đan sâm, 4g viên chí, 4g táo nhân (sao đen), vài lát gừng tươi. Sắc ngày 1 thang chia 2 lần uống.

7. Kiêng cữ:

+ Vị ngọt trệ nên tỳ vị hư hàn tiết tả không dùng

+ Vị cay tán nên âm hư hỏa thịnh kiêng dùng

Thông tin về dược liệu Đương quy trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này

Tham khảo thêm tại: http://Vuongthaokiencot.vn

Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt

Hy thiêm thảo– thuốc Nam quý ngay vườn nhà

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *