Thổ phục linh là thảo dược quý có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Can, Thận Vị, chủ trị phong thấp, viêm da,chàm, dị ứng, đau dây thần kinh tọa, …
Tên khoa học: Smilax glabra Roxb
Họ: họ Kim cang (Smilacaceae)
1.Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Thổ phục linh là cây dây leo, thân mềm, toàn thân không có gai, sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, đầu lá nhọn, mọc so le. Phía dưới cuống lá có tua cuốn. Lá màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn và hôi trắng giống như có phấn phủ bên ngoài. Hoa mọc thành cụm ở ngay kẽ lá. Thổ phục linh ra quả vào tháng 7 – 10 hàng năm. Quả hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 8 – 10mm. Khi còn non có màu xanh rồi chuyển dần sang màu tím, đỏ và lúc chín hẳn sẽ có màu đen.
Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 – 22 cm, đường kính 2 – 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng.
Phân bố:
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta
2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Thân rễ
Thu hái: Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông.
Chế biến: Rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
3. Thành phần hóa học
Thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa, Tigogenin, Tinh dầu, Sitosterol
4. Vị thuốc Ngũ gia bì trong y học cổ truyền:
1. Tính vị
Vị ngọt, nhạt, tính bình
2. Qui kinh
Qui vào Can, Thận, Vị
3. Công năng
Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giải độc thủy ngân
4. Chủ trị
- Chữa các bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp, chân tay co quắp.
- Giải độc thủy ngân
- Trừ rôm sảy, mụn nhọt, mề đay
- Lợi niệu, tiểu tiện buốt dắt
5. Liều dùng, cách dùng
Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,…Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 6-12g/ngày
6. Bài thuốc
Một số bài thuốc từ Thổ phục linh:
- Trị dị ứng, giảm viêm: Thổ phục linh 15 – 30g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống
- Trị bệnh thấp khớp: Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược ( mỗi loại 12g); xương truật, quế chi mỗi loại 8g; Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g; cam thảo 6g.
- Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Ý sĩ 12g, thạch cao 20g, xương truật 8g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, cam thảo 6g, ké 20g, đan sâm 12g, quế chi 8g, tang chi 12g, phòng phong 12g, hi thiêm 20g, tỳ giải 16g, ngân hoa 16g, ngạch mễ 20g, bạch thược 12g.
- Điều trị bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa: Củ thổ phục linh 30g, nhẫn đông hoa 20g, thương nhĩ tử 15g. Sắc lấy nước đặc uống 3 – 4 lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang liên tục trong 3 – 5 ngày
- Chữa bệnh đau dây thần kinh tọa: Thổ phục linh 30g, khoăn cân đằng 20g, ngưu tất nam 20g, tầm gửi dâu 20g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
7. Kiêng kỵ
+Thận trọng cho người bị âm hư.
Thông tin về dược liệu Thổ phục linh trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này
Tham khảo thêm tại: http://vuongthaokiencot.vn
Bài viết cùng chủ đề:
Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt
Hy thiêm thảo– Vị thuốc quý ngay vườn nhà